Freya, 22 tuổi quyết định ngủ với những người đàn ông già, nhiều tiền khi cô vào đại học. “Tôi thích tình dục” – Freya nói. “Và bạn biết đấy, tôi giỏi chuyện đó. Vì thế để kiếm một vài ông bố nuôi không phải quá khó”.
Freya là một trong nhiều nữ sinh đang ngập trong nợ nần ở Anh quyết định trở thành “cún cưng” của những ông “bố nuôi”. Những cô gái trẻ này đồng ý uống rượu, qua đêm với những người đàn ông giàu có, lớn tuổi để đổi lấy tiền bạc và quà cáp.
“Bố nuôi của tôi đã có gia đình và cho tôi khoảng 1.000 bảng mỗi đêm” – Freya chia sẻ. “Ông ấy quan hệ với tôi chỉ vì tình dục. Còn ông bố nuôi đã ly dị của tôi cho tôi từ 1.000 tới 2.000 bảng trợ cấp”.
Freya đã từng làm việc rất chăm chỉ để có tiền chi trả học phí đại học. “Tôi đã làm 2 công việc trong năm đầu. Thật là khủng khiếp. Họ trả 5 bảng mỗi giờ làm việc chủ yếu ở bar và nó thực sự ảnh hưởng tới việc học hành của tôi. Còn khi có “bố nuôi”, tôi có thể tập trung 100% vào học tập và tôi đứng đầu lớp vào cuối năm. Ý tôi là, đúng, đó là mại dâm nhưng tôi nghĩ rằng người ta đang kỳ thị một cách vô lý khi nhắc tới nó”.
Mặc dù thừa nhận là đang tham gia vào hoạt động mại dâm, nhưng Freya khẳng định rằng cô vẫn kiểm soát được bản thân. “Họ thực sự là những chàng trai hấp dẫn. Tôi chọn lựa rất cẩn thận”.
Mẹ của Freya - bà Mary khá bối rối với quyết định của con gái. “Thực sự tôi rất tự hào về con bé. Tôi cho rằng đó là một hành động dũng cảm và tôi vui khi con bé muốn bàn bạc chuyện này với tôi. Tất nhiên, bạn bè tôi đều rất kinh ngạc về chuyện này”.
Kinh tế gia đình hiện đang rất khó khăn với bà Mary. Bà đã ly hôn và còn những đứa con khác phải học đại học.
“Miễn là con bé thực sự vui vẻ với những gì mình làm thì tôi không thấy có vấn đề gì. Tôi nghĩ đó là giải pháp tốt” – bà Mary chia sẻ. “Tất cả trẻ em sinh ra đều có tài năng. Con gái tôi may mắn khi có sắc đẹp và sự hấp dẫn tình dục. Nó giống như một thứ hàng hóa”.
Alana, nữ sinh viên 28 tuổi coi “thế giới bố nuôi” giống như một dạng công viên Disney dành cho người lớn. “Tôi đã lạc lối với những món hàng của Louis Vuittons và các kỳ nghỉ ở New York, Bahamas”.
Alana nói rằng hiện cô đang có 13 bố nuôi và từng có quan hệ với ít nhất 40 bố nuôi khác trong vài năm qua. Hầu hết những người đàn ông này đều làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân. Cô khẳng định rằng mới chỉ ngủ với 3 người trong số họ.
Mike, 38 tuổi, hiện đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cho biết anh không có thời gian để tìm kiếm tình yêu. Vì thế, trong 3 năm qua, anh tìm đến dịch vụ “bố nuôi”. Anh trả khoảng 2.000 bảng/ tháng, cộng thêm 1.000 bảng tiền mua sắm cho cô gái mà anh có quan hệ.
“Cô gái mà tôi phải chi nhiều tiền nhất là khoảng 40.000 bảng… chỉ cho một vài ngày cuối tuần” – Mike kể.
“Tôi nhìn vào bố mẹ mình. Họ đã 70 tuổi và kết hôn được hơn 50 năm. Tới tận bây giờ bố tôi vẫn chuyển tiền vào tài khoản cho mẹ tôi mỗi tuần. Vậy có gì khác biệt?”
![]() |
Catherine, 21 tuổi là sinh viên luật của một trường đại học tốt của Anh. Cô dự định sau khi tốt nghiệp sẽ kết thúc mối quan hệ “bố nuôi” của mình.
Cô khen ngợi “bố nuôi” của cô – Mark là “người đàn ông tử tế nhất thế giới, người luôn tôn trọng mọi quyết định của tôi”. Mark là người trả tiền thuê nhà và học phí cho cô trong một năm qua.
Catherine đã nói rõ với Mark ngay từ đầu là cô không muốn có quan hệ tình dục với ông. “Tôi đã cảm thấy mình rất tệ khi nhận tiền của ông ấy nhưng lại không đáp lại gì”.
Ngay sau khi cô đồng ý có quan hệ tình dục với ông thì cô nhận được khoản chu cấp hàng tháng tăng từ 700 bảng lên 1.200 bảng.
“Ông ấy muốn tôi làm nhiều thứ, cả về thể xác lẫn tinh thần. Nhưng ông ấy rất hào phóng với tôi. Bạn biết đấy, đó là cách kiếm tiền dễ dàng”.
Rachel, 21 tuổi thì trải qua những mối quan hệ mạo hiểm hơn. Cô sinh viên ngành ngôn ngữ nhút nhát này cũng tới từ một trường đại học hàng đầu của Anh. Cô tham gia vào một trang web “bố nuôi” khi còn học phổ thông, sau khi nghe thấy bố mẹ cãi nhau chuyện tiền bạc. Cô nhận thấy đây là “cách nhanh nhất để kiếm tiền mà không phải làm gì nhiều”.
Cô chia tay “bố nuôi” đầu tiên sau khi ông ta cưỡng ép cô trong bãi đỗ xe.
Trong vòng 18 tháng, cô gặp một “bố nuôi” khoảng 50 tuổi và chưa bao giờ ngủ với ông ta. “Ông ấy không có gia đình, khá già và không có bạn bè” – cô kể. “Ông ấy chỉ muốn có một mối quan hệ bởi vì ông ấy rất cô đơn. Ông ấy cho tôi 100 bảng mỗi khi chúng tôi gặp nhau ăn tối và giúp tôi mua một số sách vở”.
Rachel cũng kết thúc mối quan hệ này, không phải vì ông đòi hỏi nhiều hơn từ cô, mà vì cô cảm thấy mình đang lợi dụng ông. Khi nói điều này, Rachel đã không kìm được nước mắt.
Một nửa số người được hỏi từ 13 tới 21 tuổi cho biết tin nhắn là phương tiện họ cảm thấy thoải mái nhất để nói chuyện với bạn bè. Chỉ có 30% nhóm này (mà tác giả gọi là nhóm “Genzilla”) cho biết họ thích nói chuyện mặt đối mặt hơn.
Nghiên cứu cũng phát hiện, thế hệ Z của Việt Nam thích dành thời gian online và “ru rú” trong nhà hơn là tương tác với thế giới bên ngoài.
![]() |
Các hoạt động yêu thích của người Việt trẻ |
Facebook đang là một kênh giao tiếp và thông tin phổ biến nhất của người Việt trẻ, đánh bại cả tivi và báo chí.
Hơn một nửa (52%) số người được hỏi nói rằng họ xem các video trên YouTube nhiều hơn rất nhiều so với xem trên truyền hình truyền thống (31%), thậm chí nhiều hơn cả xem các chương trình truyền hình phát trực tuyến (29%).
Trái ngược với những gì người ta vẫn nghĩ về thế hệ Z, nhóm này rất quan tâm tới các vấn đề xã hội, ví dụ như tình hình biển Đông là một trong những đề tài được thảo luận nhiều nhất, tiếp sau đó là giáo dục toàn cầu và bình đẳng giới.
![]() |
Các chủ đề được quan tâm và thảo luận nhiều nhất |
Thời gian phổ biến nhất mà nhóm đối tượng này sử dụng Facebook là lúc họ rảnh rỗi nhất – từ 8 giờ tối tới 10 giờ tối.
Nhóm này cũng là những người quyết định đáng kể việc gia đình họ sẽ mua gói truyền hình nào hay mua những công nghệ mới nào trong gia đình.
![]() |
Số điện thoại di động của một người Việt trẻ |
Theo nghiên cứu, hãng Samsung hiện đang chiếm thị phần cao nhất trong nhóm này, với 32% sử dụng, so với Nokia là 31% và Apple là 22%.
Một nhà báo của Đài Truyền hình Hà Nội nhìn nhận: "Nghiên cứu chothấy nhiều thông tin thú vị. Chẳng hạn, Hoàng Sa và Trường Sa là mốiquan tâm hàng đầu, tiếp đó là giáo dục đại học và thứ ba là bình đẳnggiới".
Chị cũng băn khoăn tính chân thực của nghiên cứu là chưa rõ ràng. "Mình lại mắc bệnhthích hình thức, không rõ có bao nhiêu tham gia, thuộc thànhphần nào. Cách thức phân tích số liệu và những hạn chế của nghiên cứu.Nhưng dù sao, vẫn mừng vì VN vẫn trong tầm quan tâm của quốc tế".
Epinion là một công ty nghiên cứu thị trường của Đan Mạch, có văn phòng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. OMD là một công ty truyền thông toàn cầu, thuộc Tập đoàn Omnicom. OMD từng được bầu chọn là Công ty truyền thông sáng tạo nhất bởi The Gunn Report for Media trong 8 năm liên tiếp. |
Cụ thể, theo quyết định mới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùnglãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ TT&TT; trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức, cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ; công tác pháp chế và các công tác khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo Vụ Tổ chức cán bộ.
Thứ trưởng Phan Tâmđược giao giúp Bộ trưởng phụ trách các công tác: Hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế; thi đua - khen thưởng và lịch sử - truyền thống; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn, chất lượng thuộc lĩnh vực TT&TT; chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển ngành TT&TT.
Thứ trưởng Phan Tâm cũng đảm trách việc theo dõi và chỉ đạo Vụ KH&CN, Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, trường Cao đẳng TT&TT, trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT, Viện Chiến lược TT&TT, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
Thứ trưởng Phạm Đức Longđược phân công giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, giao dịch điện tử; phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; nội dung số; an toàn thông tin mạng; viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện.
Đồng thời, giúp Bộ trưởng phụ trách công tác Đảng, Đoàn thể; cải cách hành chính; đổi mới tổ chức quản lý, tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đầu tư, tài chính doanh nghiệp và hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Bộ; công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
Thứ trưởng Phạm Đức Long được giao theo dõi và chỉ đạo các đơn vị gồm Vụ Kinh tế số và Xã hội số; Cục Chuyển đổi số quốc gia; Cục An toàn thông tin; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Viễn thông; Cục Tần số vô tuyến điện; Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia; Viện Công nghệ số và Chuyển đổi số quốc gia cùng 2 doanh nghiệp là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.
Bộ trưởng phân công Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâmphụ trách các lĩnh vực báo chí, truyền thông; xuất bản, in và phát hành; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở. Theo dõi và chỉ đạo Cục Báo chí, Cục Thông tin cơ sở, Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục Thông tin đối ngoại; Báo VietNamNet; Nhà xuất bản TT&TT; Tạp chí TT&TT; Trung tâm Internet Việt Nam. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm còn được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ TT&TT.
Bưu chính và công nghiệp công nghệ số là 2 lĩnh vực Thứ trưởng Bùi Hoàng Phươngđược giao phụ trách. Thứ trưởng cũng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng phụ trách các công tác: Nội chính; kế hoạch - tài chính; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thanh tra; chuyển đổi số trong công tác cán bộ và chuẩn hóa quy trình cán bộ, hồ sơ cán bộ; ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong Bộ TT&TT; công tác quốc phòng - an ninh, quân sự, cựu chiến binh của Bộ.
Các đơn vị do Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương trực tiếp theo dõi và chỉ đạo là: Vụ Bưu chính, Vụ Pháp chế (phụ trách hoạt động hành chính của Vụ), Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Cục Bưu điện Trung ương, Trung tâm thông tin.
Song song với việc điều chỉnh một số công việc cụ thể của các Thứ trưởng, Bộ TT&TT cũng đã có một số thay đổi về phân công lãnh đạo Bộ theo dõi các địa phương, hội, hiệp và tham gia các ban chỉ đạo, ủy ban, hội đồng.